- Hành thiện dễ dàng hơn với 3 điều được Đức Phật lưu ý sau đây
Phật dạy: Đừng để cuộc đời giống một vòng luẩn quẩn
Theo giáo lý nhà Phật, học Phật pháp thực chất là một cách để tu tâm, hay nói một cách thẳng thắn hơn, đó là để loại bỏ tam độc “tham, sân, si, và si” trong lòng. Cũng như kinh Phật có câu:
Cần tu giới định tuệ, khứ trừ tham sân si. Kinh Phật |
Nghĩa là chỉ cần chăm chỉ tu tập Giới Định Tuệ tức ba phương diện tu tập dựa trên Bát Chánh Đạo (tám phương tiện giúp một người vững bước trên con đường hoàn thiện nhân cách, hướng tới giác ngộ giải thoát), thì nhất định có thể diệt trừ tam độc tham sân si trong lòng. Nếu bạn có thể làm theo 2 câu gồm 10 chữ ngắn ngủi đó, cuộc đời bạn sẽ đạt được thành tựu vô cùng to lớn trên con đường tu Phật. Nhưng nói thì dễ, làm thì rất khó. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Cuộc đời này, những thứ mà mỗi người chúng ta theo đuổi hiện nay không ngoài tiền tài, danh vọng và quyền lực… Có thể nhiều người nghĩ rằng, có những điều này chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc, nhưng khi có được chúng, chúng ta lại muốn nhiều hơn, luôn phải tìm mọi cách để duy trì những điều đó và tìm đến những điều mới mẻ hơn. Đấy chính là điều làm cho chúng ta đau khổ. Tam độc là ba thứ ác độc ở trong chính thâm tâm của chúng ta. Nếu không thể kiểm soát được nó thì nó sẽ mang đau khổ đến và phá hoại hạnh phúc của chính bạn. Thậm chí, nó còn khiến con người ta ngày càng tạo nhiều ác nghiệp để thỏa mãn tham vọng và lòng tham vô tận của mình, khi đó lòng người ngày càng mất đi sự thanh tịnh, trở nên ô uế, càng ngày càng rời ra chư Phật, Bồ tát. Ví dụ, nói về lòng tham, chỉ cần đáp ứng nhu cầu sinh tồn cơ bản của con người là đủ, nhưng với sự phát triển của công nghệ và văn minh, con người ngày càng theo đuổi nhiều thứ cao sang hơn như xe sang, biệt thự, túi hàng hiệu, hàng giới hạn.. gần như vô tận, không bao giờ biết đủ. Nhưng những điều này có thể làm cho chất lượng cuộc sống của con người ta tốt hơn không? Thực ra, đến một thời điểm tâm bình khí hòa suy nghĩ, người ta mới nhận ra rằng những thứ bản thân theo đuổi đều là phù phiếm và chạy theo xu hướng, chỉ sợ người khác coi thường mình, còn niềm hạnh phúc chân thực lại chẳng thấy đâu. Một ví dụ khác là nói về lòng sân hận, là thứ mạnh nhất trong tam độc, làm tổn thương chính mình trước rồi làm tổn thương cả người khác. Lòng sân hận khiến con người ta luôn đầy cảm xúc nóng giận, ghen tức, hung hăng, với những ý nghĩ xấu xa để rồi kết cục là rơi vào địa ngục cay đắng nhất. Lòng có thiện niệm nhưng không thể kiểm soát được tính khí sân hận của mình thì chỉ có thể trở thành ác quỷ Tu La, không thể hưởng phúc khí của cuộc đời. Đó là lý do trong kinh Phật dạy:
Nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai. Kinh Phật |
Một khi tâm niệm tức sân hận, tức giận khởi lên mà ta không thể tự kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ, chương ngại sẽ tiếp nối ngay theo sau đó. So với lòng “tham” và “sân”, loại độc thứ 3 trong tam độc là “si” có vẻ như gây ra tác động ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng không nên coi thường. Tuy hậu quả không nhanh bằng hai loại độc trên, nhưng chẳng khác nào luộc ếch trong nước ấm, từng bước kéo con người xuống vực sâu. Lời Phật dạy, cuộc đời vốn là một vòng luẩn quẩn nhưng chớ nên để mớ bòng bong đó mãi trói buộc chân ta. Con người sống trên cõi đời thực cũng như cõi mộng. Mọi thứ người ta tranh giành nhau, quyền thế, địa vị hay tiền tài… cuối cùng đều hóa hư vô. Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có. Bởi họ đang tự để bản thân rơi vào vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống con người chỉ tồn tại trong một hơi thở, vậy tại sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”. Con người học được cách buông xả, buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn. Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Phật dạy 3 câu cửa miệng khiến cuộc đời rơi vào vòng tuần hoàn ác tính
Theo giáo lý nhà Phật, con người ta luôn tự đẩy mình vào vòng trầm luân đầy sự khổ đau cũng bởi những suy nghĩ tham, sân, si trong đầu. Đặc biệt, 3 câu cửa miệng độc hại dưới đây chính là vòng tuần hoàn ác tính của cuộc đời theo lời Phật dạy bởi chỉ có những người si ngốc mới hay nói, càng nói thì vận khí cuộc đời càng kém, mà vận khí sa sút lại càng thích nói những câu đó.. Cứ thế tạo thành vòng luẩn quẩn mãi chẳng thể thoát ra. Nếu đó cũng là những câu cửa miệng bạn hay nói mỗi ngày thì cần mau chóng sửa đổi để cuộc đời ngày càng tươi sáng hơn.
1. Câu cửa miệng độc hại thứ 1: “Đâu phải chuyện gì to tát, bỏ đi”
Đây là câu nói thường gặp nhất trong cuộc sống, đâu phải chuyện gì to tát thì hãy quên nó đi, bỏ qua đi, nghĩ thoáng hơn. Thoạt nhìn câu nói này khá hợp lý, giống như việc Phật giáo khuyên mọi người thư giãn đầu óc, suy nghĩ thông thoáng, rộng lượng hướng hiện, chớ câu nệ tiểu tiết và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc đời. Trên thực tế, điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, có người đụng chạm đến lợi ích của bạn: như mượn tiền không trả, vô duyên vô cớ mắng chửi bạn.. mà bạn không hề nóng giận, chỉ mỉm cười nói với đối phương “không sao, chuyện nhỏ thôi mà, thôi bỏ đi” thì đó quả là điều rất đáng ghi nhận, chứng tỏ tâm tính của bạn đã nhiễm Phật học, vui lòng làm chuyện công đức, buông bỏ những điều nhỏ nhặt để tâm được an yên. Nhưng không phải ai cũng bỏ qua được những điều đó bởi tu dưỡng con người nằm chính từ những điều nhỏ nhặt. Kỳ thực sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cũng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ. Tất cả những con người vĩ đại đều khởi đầu bằng những tiểu tiết nhỏ. Không làm trọn vẹn những điều nhỏ nhặt, đừng vội mơ hão giấc mộng kinh bang tế thế, làm giàu hay thành công. Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ tưởng chừng “vụn vặt” ấy lại có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp. Người xưa nói “trong Tiểu có Đại” (trong cái nhỏ có cái lớn). Giọt nước nhỏ bé nhỏ giọt không ngừng thì có thể xuyên thấu đá. Đốm lửa nhỏ đủ để thiêu cháy cả cánh đồng rộng lớn. Chuyện nhỏ không nhẫn thì sẽ làm hỏng mưu lớn. Một việc thiện nhỏ mỗi ngày có thể kết rộng thiện duyên. Việc đại thiện nào cũng đều từ những việc thiện nhỏ tích lũy thành. Không ai có thể một bước thành anh hùng. Người thành sự nghiệp lớn thì trước tiên phải bắt đầu từ việc nhỏ. Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều thường bị gắn mác “tủn mủn” xung quanh mình. Biết đâu những thứ vụn vặt ấy lại giúp ta làm nên nghiệp lớn.
2. Câu cửa miệng độc hại thứ 2: “Trẻ con không có tội”
Câu thứ hai này chắc nhiều người quen hơn, nhiều đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá và mắc lỗi thì sẽ luôn có người nói những điều tương tự. Cũng giống như tình huống bên trên, nếu quyền lợi của bạn bị những đứa trẻ ngỗ nghịch xâm phạm, bạn độ lượng nói câu “trẻ con không có tội” , sau đó khuyên vị phụ huynh kia để tâm và dạy bảo con em mình nghiêm khắc hơn và bỏ qua mọi chuyện. Điều này chứng tỏ bạn là người có tu dưỡng đạo đức và tấm lòng rộng lượng, là người mang năng lượng tích cực, thiện lương. Nhưng có đôi khi, nhiều bậc gia trưởng bênh con em mù quáng, tiếp tục dung túng con mình khiến nhân cách đứa trẻ bị méo mó ngay từ những năm đầu đời, vậy thì chắc chắn sẽ tạo ra hệ lụy rất nghiêm trọng sau này. Đúng là trẻ con không có tội nhưng người lớn phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm của con em mình. Có những vấn đề e rằng trí tuệ non nớt của trẻ nhỏ chưa hiểu được cũng là điều có thể thông cảm, nhưng chẳng lẽ người lớn chưa đủ nhận thức để nhận ra cái sai trái bên trong đó sao? Phật dạy rằng, Cha mẹ là tấm gương sáng gần nhất để con cái hằng ngày noi theo. Nếu cha mẹ hằng ngày làm những điều sái quấy, tội lỗi, bất hòa, muốn con được hòa thuận và làm phải là vô lý. Cha mẹ luôn phải nhớ câu này: “Cha lành con thảo”. Cha có lành con mới thảo được. Khi nghĩ tới giáo dục con cái, cha mẹ phải nhớ mình là gương mẫu của chúng. Theo Đức Phật, dù cha mẹ có dùng những lời hay ý đẹp thế nào để dạy con mà bản thân mình lại không làm gương thì cũng không có tác dụng gì. Trẻ nhỏ không học từ 1000 điều chúng ta nói suông, mà sẽ học từ cách chúng ta cư xử với mọi người xung quanh, cách chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đó sẽ là những bài học trực quan và sinh động nhất. Chính vì vậy, trước khi kỳ vọng có một đứa con trung thực, hiểu chuyện, biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, luôn phấn đấu và nỗ ʟực hết mình, cha mẹ nên nhìn lại bản thân xem mình đã là một tấm gương tốt cho con hay chưa. Từng có một tình huống thực tế như sau, một cặp vợ chồng dẫn theo 2 đứa con đến một tiệm cơm dùng bữa. Trong thời gian chờ món lên bàn, cả hai bố mẹ đều chỉ mải mê xem điện thoại, mặc cho con mình chạy đùa nghịch trên ghế sô pha dành cho khách ngồi đợi, kết quả một bé bất cẩn ngã bị thương. Đáng lẽ trách nhiệm ở đây thuộc về cặp cha mẹ kia kia không để tâm giám sát con, hơn nữa ghế sô pha đó dành cho tất cả mọi người chứ không phải cho gia đình họ độc chiếm. Để con mình nô nghịch trong quán đông người đã là không đúng, nhưng người mẹ còn nóng nảy trách móc tiệm cơm không làm tốt công tác bảo vệ mới để xảy ra tai nạn này. Về phần lỗi sai của con mình, người mẹ cũng chỉ nói một câu “trẻ con không biết không có tội, không thể đổ hết lỗi lên đầu trẻ”. Vì vậy, đừng dùng lý do “con còn nhỏ” làm lá chắn. Khi con mình phạm lỗi, trước hết đây là trách nhiệm chính của cha mẹ đứa trẻ chứ không phải của xã hội; thứ hai, nếu như con gây rối nơi công cộng, cha mẹ trước hết nên thành thật xin lỗi và tìm cách để bù đắp sự tổn thất, chứ đừng vội biện minh cho bản thân và con mình. Cách dạy con bao che mù quáng như vậy sẽ làm hư con, bóp méo nhân cách của đứa trẻ.
Xem thêm: Lời Phật dạy về việc nuôi dạy con cái nên người trong cõi đời này
3. Câu cửa miệng độc hại thứ 3: “Có tiền là có tất cả”
Trong xã hội ai cũng chạy theo giá trị vật chất ngày nay, tầm quan trọng của đồng tiền không ngừng được nhấn mạnh. Thậm chí còn trở thành tiêu chí duy nhất để đánh giá sự thành công trong mắt nhiều người. Phật dạy, tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan… Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc. Tài sản của cải vật chất vốn là huyết mạch để bảo tồn sự sống cho tất cả mọi người. Mạch nhảy, máu lưu thông chạy khắp cơ thể nên con người mới sống và tồn tại. Tài là khả năng con người có được nhờ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, luyện tập và biết vận dụng phát huy vào trong đời sống để mưu cầu hạnh phúc. Ai cũng có ước mơ mình sau này trở nên giàu có, trừ những người đã đang sống trong những gia đình khá giả. Và ai cũng có thể ước mơ mình có khối tài sản khổng lồ, những căn biệt thự với sân vườn đẹp mắt, có hồ bơi, các loại xe sang, máy bay riêng để thỏa mãn những gì mình mong muốn. Vậy, điều gì sẽ xảy ra với những người đã đạt được những gì họ tham vọng và mong muốn? Tiền có thể mang lại những đổi thay trong cuộc sống, theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Một gia đình khi làm ăn được lợi nhuận càng nhiều thì tham vọng càng lớn “thuyền to sóng lớn”. Tuy nhiên có nhiều người rất ham thích tiền, mê tiền đến nỗi lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, người thân. Người có nhiều tiền của chỉ mang lại sự thoải mái về các phương diện vật chất, nhưng rất lo lắng và sợ hãi, cho nên họ hay tìm kiếm các thầy tướng số để chỉ bày cách gìn giữ của cải. Họ không biết rằng, hiện tại giàu có là do biết gieo trồng phước báu nhiều đời, nên ngày nay mới có được như vậy. Sự thoải mái về vật chất đủ đầy, không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện thậm chí có thể làm cho chúng ta có rất nhiều kẻ ganh ghét, tật đố muốn hãm hại vì quy luật cạnh tranh để tồn tại. Sống thoải mái về mọi phương diện vật chất là điều tốt, nhưng cảm nhận được bình yên, hạnh phúc mới là lý tưởng sống lâu dài. Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, nếu chúng ta là một người hiểm độc, việc trở nên giàu có sẽ khiến người đó trở nên mưu ma chước quỷ hơn. Ngược lại, nếu chúng ta là người nhân từ đức độ thì việc giàu có đó, sẽ đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Đa số chúng ta ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cải là hạnh phúc, đó là điều lầm lẫn quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách vơ vét, gom góp về cho riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp đó rất khó mà tồn tại lâu dài. Chính vì để thỏa mãn lòng tham dục thì con người phải lao đầu vào gian khổ để tranh giành được mất, hơn thua mà tạo thêm nghiệp si mê không có ngày thôi dứt. Tiền bạc quan trọng, nhưng không phải có tiền là có tất cả. Nói như vậy, không phải để chúng ta bi quan mà không chịu cố gắng siêng năng làm ăn nữa. Chúng ta vẫn làm việc phục vụ, nhưng bằng cả khối óc và con tim, bằng mồ hôi xương máu của mình, để không làm tổn hại người khác. Hơn nữa, tiền của tuy cần thiết cho cuộc sống nhưng đâu phải lúc nào nó cũng mang lại hạnh phúc và an lạc cho chúng ta đâu? Thực tế cho thấy, có những gia đình lúc còn nghèo khó thì mọi người sống rất hoà thuận, vui vẻ với nhau, nhưng đến khi giàu có rồi thì tình cảm vợ chồng, con cái, anh em lại bị sứt mẻ và đổ vỡ, bởi lòng tham quá độ. Vì lòng tham lam quá đáng mà con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại người khác, để có tiền nhanh chóng. Tiền bạc chính là người đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân và gia đình. Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo bất chấp mọi thủ đoạn. Người có tiền nếu biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Người có tiền có bệnh không, có già không, có chết không? Nếu có thì phải có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người nghèo khó, bất hạnh ở chỗ sung túc, đầy đủ về vật chất. Người tham muốn quá đáng dù tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được nhiều hơn nữa. Do đó, người giàu hay kẻ nghèo đều phải biết tu tâm dưỡng tính thì sẽ chuyển hóa được bất hạnh, khổ đau trở thành an vui, hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ. Tiền bạc nói cho cùng, cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhân và cộng đồng xã hội thì tiền bạc đó trở thành vô nghĩa. Đồng tiền làm ra phải chân chính, nếu không thì vô cửa trước luồn cửa sau hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho mọi người, thì ta sẽ trở thành kẻ tham lam bỏn xẻn, keo kiệt. Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng. Nên Kinh dạy:
Ái dục là cội gốc của luân hồi sinh tử. Kinh Phật |
Hầu như tất cả những nỗi khổ niềm đau, tội ác trên thế gian này đều do ái dục và lòng tham muốn quá độ mà ra.
Câu kết:
3 câu nói trên đây chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống, nhưng nếu cứ giữ những suy nghĩ đó, tức là bạn đang rơi vào vòng tuần hoàn ác tính của cuộc đời theo lời Phật dạy.
Những câu nói đó tưởng như là thái độ sống khoan dung độ lượng với cuộc đời, lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người, rất phù hợp với tinh thần từ bi và rộng lượng của Phật giáo.
Song thực chất đó chỉ là cách biện minh cho sự yếu kém, càng thường nói càng thể hiện sự si ngốc, thiếu kiến thức, cuộc đời sẽ càng thêm sa sút, rồi lại tiếp tục giữ những suy nghĩ tương tự. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn, vô cùng tai hại. Nhưng nếu hiểu ra và sớm sửa đổi, đây mới chính là thái độ nên có của người Phật tử.